Công bố hương liệu chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm

27/11/2017    4.83/5 trong 11 lượt 
Công bố hương liệu chất phụ gia dùng trong chế biến thực phẩm
Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Có phụ gia nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo Phụ gia thực phẩm là một chất chủ ý bổ sung vào thực phẩm để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó.
Các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các  phụ gia thực phẩm trong “danh mục” và phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế việt Nam và phải được sự phê duyệt của Cục mới được sản xuất hay nhập khẩu và bán trên thị trường..
 
Căn cứ Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm và thông tư 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩmcông bố phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sản xuất trong nước bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về An Toàn thực phẩm. Trong đó phải xin giấy phép công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Cục An Toàn thực phẩm cấp giấy phép.
 
ATV MEDIA đề xuất dịch vụ công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định An Toàn thực Phẩm đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sản xuất trong nước. Dịch vụ trọn gói từ tiếp nhận thông tin, kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ, tiến hành tư vấn, soạn hồ sơ, xin giấy phép. Dịch vụ của ATV MEDIA: Nhanh chóng, tiện lợi và Chi phí thấp nhất.
 
Một số loại phụ gia thực phẩm: Chất điều vị, Chất làm ẩm, Chất tạo xốp, Chất chống đông vón, Chất giữ màu, Chất chống oxy hóa, Chất ngọt tổng hợp, Chất làm rắn chắc, Phẩm màu, Chất điều chỉnh độ acid, Chất bảo quản, Chất ổn định, Chất tạo phức kim loại, Chất xử lý bột, Chất chất độn, Chất khí đẩy, Nhóm chế phẩm tinh bột, Enzym, Nhóm chất làm bóng, Nhóm chất làm dày, Nhóm chất nhũ hóa, Nhóm chất tạo bọt. 
HỒ SƠ CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM:
1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở)
3. Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng
5. Kế hoạch giám sát định kỳ
6. Mẫu nhãn sản phẩm
7. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
8. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề Sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
10. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn  HACCP hoặc  ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)

I. KHÁCH HÀNG CUNG CẤP:

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (Photo công chứng)
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- Market nhãn sản phẩm / Sản phẩm mẫu
- Đối với sản phẩm phụ gia nhập khẩu: Cung cấp thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc chứng nhận y tế (Health Certificate) hoặc giấy chứng nhận tương đương

II. ATV MEDIA THỰC HIỆN:

- Thiết lập hồ sơ Công bố hợp quy sản phẩm.
- Xây dựng các chỉ tiêu chất lượng chính của sản phẩm.
- Xây dựng bản công bố hợp quy ;
- Xây dựng bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Xây dựng bản dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm;
- Xây dựng bản kế hoạch giám sát định kỳ;
- Xây dựng bảng báo cáo đáng giá hợp quy.
- Tiến hành Công bố hợp quy
- Hồ sơ công bố nộp tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

- 20 - 25 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).
- Thời hạn hiệu lực của Giấy “Công bố” là 03 năm. Hiệu lực 5 năm nếu có HACCP.
ATV MEDIA