Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm thực phẩm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc xin giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở, Công bố sản phẩm thực phẩm và kiểm tra sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ). Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng, để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng và đủ so với quy định thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt.
Kiểm nghiệm thực phẩm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc xin giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở, Công bố sản phẩm thực phẩm và kiểm tra sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ). Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng, để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng và đủ so với quy định thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt. Do đó, hướng tới nhu cầu của khách hàng và dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong ngành thực phẩm, ATV MEDIA luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp cho tất cả các thực phẩm đúng theo quy định của Bộ Y tế nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí cho quý doanh nghiệp.

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM:

- Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
- Đối với những thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì chỉ tiêu kiểm nghiệm phải được xây dựng dựa trên những chỉ tiêu đã được yêu cầu cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật ATTP cho một số sản phẩm thực phẩm cụ thể như sau:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn bao gồm: sữa, các loại sản phẩm từ sữa, đồ uống có cồn, cá đóng hộp, nước giải khát…
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
- Nước ăn uống ( QCVN 01:2009/BYT), nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT)
Trừ những sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của những sản phẩm còn lại được xây dựng dựa trên:
- Quyết định 46/2007/QĐ – BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8 – 2/2011 – BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8 -3 /2012– BYT về quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi nấm trong thực phẩm.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.

II. KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM:

Chưa xác định được sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa? Nếu chưa có thì phải xây dựng bao nhiêu chỉ tiêu là phù hợp ?
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm càng nhiều thì thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài, chi phí kiểm nghiệm càng cao. Do đó, tùy thuộc vào đặc điểm của từng sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ…) mà doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Y Tế.
- Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, ATV MEDIA đã xây dựng quy trình kiểm nghiệm chuyên nghiệp và hiệu quả như sau

III. QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM TẠI ATV MEIDA:

- Tư vấn miễn phí về đặc tính sản phẩm, cách lấy mẫu kiểm nghiệm và bảo quản mẫu, khối lượng cần để kiểm nghiệm.
- Tiến hành lập chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định An toàn thực phẩm và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Bộ y tế để xây dựng những chỉ tiêu phù hợp, chính xác đồng thời hạn chế chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
- Đại diện doanh nghiệp gửi mẫu kiểm nghiệm.
- Nhận kết quả kiểm nghiệm và giao cho khách hàng. Kết quả kiểm nghiệm được chứng nhận ILAC, có giá trị trên toàn quốc và được sự chấp thuận của các cơ quan: Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế các tỉnh thành, Hải quan, Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các Chi cục trực thuộc.
- Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp: Mẫu sản phẩm
- Thời gian kiểm nghiệm: 5 đến 7 ngày (tùy vào từng sản phẩm)
kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm

IV. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

- Căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố.
- Do đó, sau khi doanh nghiệp của bạn hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn
Vì thế, nếu doanh nghiệp nào vẫn chưa thực hiện đúng quy định này khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện; họ có thể sẽ xử phạt theo những quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể như sau:
Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;
Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;
Vậy tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được quy định ra sao? Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế nêu rõ 4 tiêu chí sau:
1. Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:
a) 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
b) 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.
2. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
3. Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.

V. QUY TRÌNH KIỂM NGHIỆM ĐỊNH KỲ:

- Lấy mẫu kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
- Kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả)
Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện đúng quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; việc kiểm nghiệm định kỳ còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn, giúp các bộ phận kỹ thuật sớm phát hiện những bất thường, sai sót của dây chuyền sản xuất theo thời gian để kịp thời điều chỉnh phương pháp, công nghệ phù hợp, tối ưu hơn nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm và giữ vững uy tín thương hiệu trên thị trường.
 
Liên hệ ngay với ATV MEDIA - Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhắc doanh nghiệp bạn kiểm nghiệm định kỳ và xây dựng những chỉ tiêu cần thiết để kiểm nghiệm phù hợp quy định theo yêu cầu của cơ quan chức năng theo phương châm: Nhanh gọn – Chính xác – Tiết kiệm
Để tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm, giúp tiết kiệm chi phí cũng như cho ra kết quả chính xác phù hợp với yêu cầu để xin giấy phép từ các cơ quan Nhà nước, hãy gọi ngay cho chúng tôi