Phụ gia dùng trong thực phẩm là gì? Công bố chất lượng như thế nào?

27/11/2017    4.76/5 trong 8 lượt 
Phụ gia dùng trong thực phẩm là gì? Công bố chất lượng như thế nào?
Theo quy định của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các phụ gia thực phẩm trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và phải được công bố chất lượng sản phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế
Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm, nhưng được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm. Các phụ gia tồn tại trong thực phẩm như một thành phần với giới hạn tối đa cho phép. Phụ gia thực phẩm có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm hoặc gián tiếp thông qua nguyên liệu.

1. PHỤ GIA THỰC PHẨM LÀ GÌ?

- Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm, nhưng được chủ định đưa vào thành phần thực phẩm trong quá trình sản xuất nhằm giữ nguyên hoặc cải thiện đặc tính của sản phẩm thực phẩm. Các phụ gia tồn tại trong thực phẩm như một thành phần với giới hạn tối đa cho phép. Phụ gia thực phẩm có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm hoặc gián tiếp thông qua nguyên liệu.
- Phụ gia thực phẩm có thể có nguồn gốc thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại enzymes dùng để sản xuất ra yogurts. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamins được người ta thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng…
- Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phụ gia như thế nào và liều lượng bao nhiêu để đảm bảo an toàn sức khỏe còn là bài toán khó khiến người tiêu dùng băn khoăn. Theo quy định của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các  phụ gia thực phẩm trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và phải được công bố chất lượng sản phẩm tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Bộ Y tế Việt Nam.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cần những hồ sơ gì và làm việc như thế nào? 

2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

-  Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010.
-  Nghị đinh số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 về hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm.

3. ĐỐI TƯỢNG CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG PHỤ GIA THỰC PHẨM

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm có đăng ký kinh doanh buôn bán phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
- Đại diện công ty nước ngoài có phân phối phụ gia thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

4. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

4.1. Đối với sản phẩm nhập khẩu

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu (2 bản công chứng).
- Giấy phép lưu hành tự do (free sales certificate).
- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) - Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân).
- Mẫu nhãn sản phẩm.

4.2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đưa sản phẩm ra thị trường (2 bản công chứng).
- Giấy chứng nhận  vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở (2 bản sao y công chứng).
- Mẫu sản phẩm hoặc phiếu kết quả kiểm định sản phẩm
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân).
- 03 mẫu nhãn sản phẩm.

5. THỜI GIAN CÔNG BỐ

- Thời gian hoàn tất công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 25 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hiệu lực của Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 03 năm.
ATV MEDIA