Hướng dẫn doanh nghiệp tự làm thủ tục công bố thực phẩm theo Nghị định 15 năm 2018 của Bộ Y tế

11/04/2018    643    4.38/5 trong 8 lượt 
Hướng dẫn doanh nghiệp tự làm thủ tục công bố thực phẩm theo Nghị định 15 năm 2018 của Bộ Y tế
Nghị định 15 ban hành ngày 02/02/2018 đã trao quyền chủ động công bố thực phẩm cho doanh nghiệp, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Theo đó, doanh nghiệp sẽ không phải làm thủ tục công bố thực phẩm như trước đây nữa mà có thể tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm với kết quả công bố đó
Trước đây, doanh nghiệp có thể phải xếp hàng và mất nhiều ngày để xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Thì nay, cơ quan nhà nước đã cắt giảm thủ tục rườm rà, đơn giản hóa khâu cấp phép và tăng cường hậu kiểm, thanh tra, xử phạt doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm.
Sự thay đổi này khiến không ít doanh nghiệp hoang mang và không biết phải tự thực hiện thủ tục công bố thực phẩm như thế nào. Rất nhiều công ty đã liên hệ ATV MEDIA để được tư vấn nhưng vẫn rất mơ hồ trong khâu chuẩn bị hồ sơ. Chính vì vậy chúng tôi xuất bản bài viết này nhằm cung cấp thông tin chính xác nhất cho các bạn về vấn đề này.

I. HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

Với mỗi loại thực phẩm thì hồ sơ cũng như thủ tục công bố sẽ khác nhau. Quý doanh nghiệp phải cẩn thận khi chuẩn bị những giấy tờ này để tránh mất thời gian làm đi làm lại khi hồ sơ chưa chính xác.

1. Thực phẩm chức năng nhập khẩu:

- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Nhãn chính sản phẩm;
- Nhãn phụ sản phẩm;
- Phiếu kiểm nghiệm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free sale) / Giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate);
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có). Nếu bạn có giấy này thì thời hạn công bố là 5 năm thay vì 3 năm như thông thường.
- Bản giải trình công dụng sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh công dụng;
- Bản dịch nhãn sản phẩm nếu ngôn ngữ không phải tiếng Việt, tiếng Anh;

2. Thực phẩm chức năng sản xuất trong nước:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Nhãn chính sản phẩm;
- Phiếu kiểm nghiệm;
- Bản giải trình công dụng sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh công dụng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Hợp đồng gia công (nếu thuê gia công);
- Thực phẩm thường nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản tự công bố thực phẩm (theo mẫu của Cục ATTP)
- Nhãn chính của sản phẩm;

3. Thực phẩm thường sản xuất trong nước

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản tự công bố thực phẩm (theo mẫu của Cục ATTP)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm;
- Nhãn chính của sản phẩm;

4. Phụ gia hỗn hợp nhập khẩu:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Nhãn chính sản phẩm;
- Nhãn phụ sản phẩm;
- Phiếu kiểm nghiệm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of Free Sale) / Giấy chứng nhận sức khỏe (Health Certificate);
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có). Nếu bạn có giấy này thì thời hạn công bố là 5 năm và kế hoạch giám sát định kỳ là 12 tháng/lần.

4. Phụ gia hỗn hợp sản xuất trong nước:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
- Nhãn chính sản phẩm;
- Phiếu kiểm nghiệm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Quy trình sản xuất;
- Đối tượng sử dụng;

*** Một số lưu ý

- Giấy phép đăng ký kinh doanh: Phải có ngành nghề sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm hoặc Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp. Có đầy đủ thông tin về tên công ty sản xuất, địa chỉ, tên sản phẩm,… Thể hiện rõ sản phẩm đó được bán tự do tại nước sản xuất.
- Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm được kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chứng nhận ISO 17025.
- Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận phân tích thành phần nhưng thiếu chỉ tiêu thì chỉ cần kiểm nghiệm bổ sung những chỉ tiêu còn thiếu.
- Trường hợp thực phẩm nhập khẩu không có giấy chứng nhận phân tích thành phần hợp lệ. Doanh nghiệp cần nhập hàng mẫu về để tiến hành kiểm nghiệm tại Việt Nam.
- Đối với thực phẩm chức năng doanh nghiệp không được để công dụng vượt quá so với bản chất của sản phẩm. Phải căn cứ vào thành phần cấu tạo và hàm lượng các chất có trong sản phẩm để giải trình công dụng phù hợp.
Muốn công bố thực phẩm nhanh, hãy đến ATV MEDIA
Nếu quý khách sử dụng dịch vụ công bố thực phẩm tại ATV MEDIA thì sau khi ký kết hợp đồng chúng tôi sẽ tiếp nhận mẫu, thực hiện dịch thuật nhãn sản phẩm và tối ưu hóa các chỉ tiêu để giảm thiểu tối đa chi phí khi kiểm nghiệm cho quý khách. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ tư vấn cho bạn cách để công dụng phù hợp với từng loại sản phẩm.

II. THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

Hiện nay thủ tục công bố thực phẩm chức năng và phụ gia hỗn hợp được thực hiện hoàn toàn qua mạng điện tử. Còn thực phẩm thường doanh nghiệp tự công bố bằng cách nộp hồ sơ bản giấy tại Sở Y Tế nơi đặt trụ sở chính.

1. Bước 1: Đăng ký tài khoản

- Truy cập vào website: congbosanpham.vfa.gov.vn để đăng ký. Quý doanh nghiệp xem hướng dẫn cách đăng ký chi tiết tại bài viết này.
- Mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp 1 tài khoản duy nhất bằng tên đăng nhập là mã số doanh nghiệp (mã số thuế). Mật khẩu sẽ được tự động gửi về email doanh nghiệp đăng ký khi thao tác trên hệ thống.
- Email này rất quan trọng, doanh nghiệp cần phải bảo mật. Những thông tin thanh tra, kiểm tra từ Cục an toàn thực phẩm sẽ được gửi qua email này. Ngoài ra còn sử dụng email để xin cấp lại mật khẩu khi bị mất.

2. Bước 2: Nộp hồ sơ

- Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở trên. Tất cả các tài liệu đều được scan dưới định dạng PDF hoặc tệp ảnh để đính kèm hồ sơ. Dung lượng giới hạn mỗi file là 20Mb.
- Quý khách sẽ nhận kết quả công bố tại website của Cục an toàn thực phẩm
- Hồ sơ nộp xong thanh toán phí thẩm định bằng chuyển khoản qua ngân hàng:
- Phí công bố phụ gia thực phẩm: 500.000 VNĐ/01 bộ;
- Phí công bố thực phẩm chức năng: 1.500.000 VNĐ/01 bộ;
Hiện tại Cục An Toàn Thực Phẩm không cấp bản giấy như trước đây. Kết quả trả cho doanh nghiệp là bản xanh được hiển thị trên tài khoản doanh nghiệp đã được cấp. Do đó các bạn cần để theo dõi, cập nhật tình trạng hồ sơ trên hệ thống. Doanh nghiệp tải về bản công bố là file PDF. In và đóng dấu treo của công ty để sử dụng như bản giấy trước đây.
** Chú ý
Đối với các chất phụ gia nhập khẩu, nếu sản phẩm chưa có trong danh sách được phép lưu hành tại Việt Nam thì Cục An Toàn Thực Phẩm sẽ thành lập hội đồng thẩm định để xem xét việc cấp phép và bổ sung vào danh mục.
Nếu gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, các bạn đừng ngại liên hệ với Luật Việt Tín để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí
ATV MEDIA
 

Bình luận