Công bố chất lượng thực phẩm nhằm tăng độ tin cậy, tăng hiệu suất kinh doanh

30/03/2018    653    4.76/5 trong 8 lượt 
Công bố chất lượng thực phẩm nhằm tăng độ tin cậy, tăng hiệu suất kinh doanh
Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… không phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu kinh doanh, miễn nó được tiêu thụ tại Việt Nam phải tiến hành công bố chất lượng
Công bố thực phẩm hay còn gọi là công bố  tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, là việc bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa thực phẩm ra thị trường hoặc tiêu thụ. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng am hiểu về thủ tục khiến quá trình công bố, đưa thực phẩm ra thị trường chậm trễ, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.
Vậy:
- Doanh nghiệp của bạn có thuộc diện công bố thực phẩm hay không?
- Tại sao bạn phải công bố thực phẩm?
- Quy trình, thủ tục công bố thực phẩm diễn ra như thế nào?
- Làm thế nào để hoàn thành việc công bố nhanh chóng và tiết kiệm?
Cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết này.

I. CÔNG BỐ THỰC PHẨM ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG NÀO?

1. Đối tượng công bố thực phẩm:

- Là các cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam;
- Hoặc đại diện công ty nước ngoài có thực phẩm được đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ.
Công bố thực phẩm áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm

2. Thực phẩm phải công bố:

- Là thực phẩm,  phụ gia thực phẩmchất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm… không phân biệt sản xuất trong nước hay nhập khẩu kinh doanh, miễn nó được tiêu thụ tại Việt Nam;
- Là bất cứ sản phẩm nào nếu liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm (kể cả  dụng cụ chứa đựng, bao bì, nguyên liệu sản xuất thực phẩm…);
- Là thực phẩm được sản xuất trong nước để mang đi nhập khẩu, phải được công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước được nhập khẩu.
- Thịt là thực phẩm phải được kiểm tra và công bố chất lượng

II. TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM?

- Những vấn đề liên quan đến thực phẩm luôn được Nhà nước và người tiêu dùng quan tâm hàng đầu, đó là lý do tại sao chúng ta phải công bố thực phẩm.
- Công bố thực phẩm vì Nhà nước quy định
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định tại Luật an toàn thực phẩm như sau: Các tổ chức, cá nhân đang tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định an toàn cho các sản phẩm là thực phẩm sản xuất trong nước, thực phẩm xuất khẩu khi lưu thông trên thị trường.
- Như vậy chúng ta công bố thực phẩm trước hết là để tuân thủ quy định mà Nhà nước ban hành.
Công bố thực phẩm vì lòng tin của người tiêu dùng
- Với người tiêu dùng, không gì quan trọng hơn là vấn đề an toàn thực phẩm bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của họ. Sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, được công bố rõ ràng luôn tạo sự tin tưởng và được họ lựa chọn nhiều hơn.
Công bố thực phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng sự uy tín
Tuân thủ quy định của Nhà nước và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng là hai yếu tố quan trọng để hiệu quả kinh doanh được tăng lên rõ rệt, uy tín của doanh nghiệp cũng được khẳng định thêm một lần nữa.
- Công bố thực phẩm để tăng sự uy tín cho sản phẩm

III. QUY TRÌNH CÔNG BỐ THỰC PHẨM?

Công bố chất lượng thực phẩm của một sản phẩm cụ thể tại Việt Nam sẽ được diễn ra trong vòng 3 bước:

Bước 1: Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm bao gồm kiểm nghiệm hàng hóa, nguyên liệu trước và sau khi đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn thực phẩm để có thể lưu thông trên thị trường.

Bước 2: Công bố chất lượng thực phẩm

Khi có kết quả kiểm nghiệm, nếu thực phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được công bố chất lượng. Chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm không chỉ là giấy phép giúp sản phẩm doanh nghiệp được lưu hành thuận lợi trên thị trường, mà đồng thời còn là sự cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp.

Bước 3: Chứng nhận chất lượng thực phẩm

Bản chứng nhận chất lượng thực phẩm để người dùng tin tưởng rằng sản phẩm này phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và được công nhận bởi Nhà nước sau quá trình kiểm nghiệm, đánh giá hệ thống và giám sát định kỳ.

IV. THỦ TỤC CÔNG BỐ THỰC PHẨM?

- Thứ nhất, công bố tiêu chuẩn thực phẩm bằng “Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm” kèm theo “Bản tiêu chuẩn cơ sở”.
- Thứ hai, làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế đối với doanh nghiệp kinh doanh nước khoáng đóng chai, thuốc lá, thực phẩm đặc biệt hoặc nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm…
- Thứ ba, các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng nói trên nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh/ thành phố.
- Thứ tư, hồ sơ công bố thực phẩm sẽ được đăng công khai trên trang mạng cơ quan quản lý do UBND địa phương chỉ định
- Công bố thực phẩm – tăng độ tin cậy, tăng hiệu suất kinh doanh

V. THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ THỰC PHẨM?

1. Hồ sơ công bố đối với thực phẩm sản xuất trong nước:

Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng, số lượng: 2)
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm (bản sao công chứng, số lượng: 2)
- Phiếu kết quả  kiểm nghiệm sản phẩm
- Mẫu sản phẩm (số lượng: 3)

2. Hồ sơ công bố đối với thực phẩm nhập khẩu:

Giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng, số lượng: 2)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (bản chính hoặc sản sao y chứng thực Lãnh sự quán Việt Nam, số lượng: 2)
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm
- Giấy chứng nhận  HACCP hoặc ISO 22.000 của công ty sản xuất

VI. DỊCH VỤ CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG TẠI ATV MEDIA:

Kiến thức và thủ tục công bố thực phẩm quá phức tạp và khó hiểu, bạn cần một đơn vị giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí?
Ai có thể giúp bạn hoàn thành việc công bố thực phẩm nhanh chóng và hiệu quả?
ATV MEDIA có mặt ở đây để giúp bạn không chỉ hoàn thành việc công bố thực phẩm mà còn tư vấn, giải quyết mọi thắc mắc của bạn về vấn đề xung quanh
- Tư vấn quy định của Nhà nước về việc công bố thực phẩm
- Tư vấn thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm
- Tư vấn việc chuẩn bị tài liệu và hồ sơ chuẩn.
- Giúp bạn kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ:
- Phân tích, đánh giá tính hợp pháp và sự phù hợp đối với những tài liệu bạn đang có
- Sẵn sàng đàm phán, gặp mặt trao đổi với khách hàng của bạn trong việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm
- Đại diện cho bạn dịch thuật và công chứng các giấy tờ liên quan.
- Tiến hành soạn hồ sơ công bố cho bạn
- Theo dõi hồ sơ và thông báo khi có kết quả
- Nhận kết quả công bố thực phẩm và trao tận tay bạn
Khi bạn không hiểu và cảm thấy quy trình, thủ tục công bố thực phẩm quá phiền phức, hãy để chúng tôi – những người có chuyên môn trong lĩnh vực này giải quyết giúp bạn. ATV MEDIA - công ty cung cấp dịch vụ công bố tiêu chuẩn hàng hóa chuyên nghiệp hi vọng mang đến cho bạn sự uy tín và đạt hiệu quả trong kinh doanh rõ rệt.
ATV MEDIA
 

Bình luận