Công bố chất lượng nước mắm sản xuất trong nước và nhập khẩu

24/11/2017    4.79/5 trong 9 lượt 
Công bố chất lượng nước mắm sản xuất trong nước và nhập khẩu
Theo Nghị Định 38/2012/NĐ-CP, Các sản phẩm về nước mắm và mắm lưu hành trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm
Nước mắm là hỗn hợp các axit amin hình thành do quá trình thủy phân Proteaza từ việc lên men các loại cá. Nước mắm không chỉ là loại nước chấm đặc trưng của Việt Nam mà còn là một phần không thể thiếu của quốc hồn người Việt.
Nước mắm Việt Nam đặc biệt với vị ngọt thanh, mặn nồng, vàng sánh của đạm đặc trưng từ cá cơm, đã trở thành điểm nhấn trên bàn ăn người Việt. Nắm bắt được nhu cầu của người dân, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nước chấm và sản xuất mắm quy mô công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với việc đa sắc về chủng loại và nhà sản xuất, người tiêu dùng như bị vây chặt giữa các dòng sản phẩm mà không biết nên chọn sản phẩm nào để đáp ứng bữa ăn và phù hợp với dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Theo Nghị Định 38/2012/NĐ-CP, Các sản phẩm về nước mắm và mắm lưu hành trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm.

I. QUY TRÌNH CÔNG BỐ NƯỚC MẮM:

- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bánh kẹo tại Việt Nam như giấy phép kinh doanh, điều kiện nhập vào siêu thị ……
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) hoặc sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm và gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi cục VSATTP và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ CÔNG BỐ:

- Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 06 tháng.
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
- Mẫu nhãn sản phẩm.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)  (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

15 - 20 ngày làm việc. Công bố có giá trị sử dụng 3 năm kể từ ngày cấp
Quý khách đang gặp khó khăn về những vấn đề liên quan đến công bố sản phẩm nước mắm. Hay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vần và cung cấp thông tin chính xác nhất
ATV Media