3 bước để có công bố chất lượng thực phẩm? Thực hiện như thế nào?

23/11/2017    4.81/5 trong 10 lượt 
3 bước để có công bố chất lượng thực phẩm? Thực hiện như thế nào?
Bất kể doanh nghiệp kinh doanh loại thực phẩm nào, bao gồm thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước thì đều phải tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Nghị định 38/2012/NĐ-CP).
Thế nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về quy trình, thủ tục và hồ sơ công bố. Về cơ bản, trình tự Công bố chất lượng sản phẩm có thể được tóm gọn trong vòng 3 bước chính sau :
Các bước tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm tại Việt Nam:

1. Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm: 

Là việc thực hiện các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với công bố hợp quy) và các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn (đối với công bố phù hợp quy định ATTP). Tùy từng sản phẩm mà yêu cầu các chỉ tiêu có sự khác nhau.

2. Lập hồ sơ công bố chất lượng và nộp tại cơ quan có thẩm quyền:

Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Hồ sơ công bố công bố chất lượng sản phẩm bao gồm: 
- Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
- Kết quả  kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng- (Cần bổ sung thêm đối với thực phẩm sản xuất trong nước)
- Kế hoạch giám sát định kỳ .
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)  
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn  HACCP hoặc  ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCPhoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).

3. Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?

- Doanh nghiêp kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng;  phụ gia thực phẩmchất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn,  dụng cụvật liệu bao góichứa đựng thực phẩm, nộp hồ sơ tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
- Doanh nghiêp kinh doanh, sản xuất các sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm) đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm tại Sở Y tế ( Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

4. Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ và nhận giấy chứng nhận tại cơ quan cấp phép

Doanh nghiệp phải theo dõi, bổ sung, sửa đổi và giải quyết kịp thời những vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ. Phần lớn doanh nghiệp bế tắc trong việc tìm ra hướng giải quyết, do mức độ chỉnh sửa bổ sung với từng trường hợp cũng khác nhau và có những trường hợp rất khó. Thời gian chỉnh sửa càng kéo dài, đồng nghĩa với việc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ chưa được phép lưu thông, tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh tiếp cận người tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường.

5. Quy trình ATV MEDIA thực hiện công bố chất lượng sản phẩm:

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công bố chất lượng sản phẩm tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rất rõ những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Do đó, với phương châm đúng và đủ ngay từ đầu, nhằm đẩy nhanh quá trình thẩm định hồ sơ trên cơ sở tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn tại ATV MEDIA đã xây dựng quy trình làm việc như sau:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) hoặc sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- ATV MEDIA sẽ tư vấn hoặc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định và gửi mẫu kiểm nghiệm tại Việt Nam. Chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng trên nguyên tắc: Phù hợp quy định và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp.
- Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố để không chỉ ra giấy phép Công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.

6. Thời gian hoàn thành:

Đảm bảo ra giấy phép trong thời gian nhanh nhất: 15 đến 20 ngày (nhiều trường hợp có thể sớm hơn).
ATV MEDIA là đối tác tin cậy trong lĩnh vực tư vấn thủ tục công bố chất lượng sản phẩm cho hàng trăm doanh nghiệp trên cả nước
Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình công bố chất lượng sản phẩm
ATV Media