Công bố thực phẩm nhập khẩu có gì khác với công bố thực phẩm trong nước

23/11/2017    569    4.76/5 trong 8 lượt 
Công bố thực phẩm nhập khẩu có gì khác với công bố thực phẩm trong nước
Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường (Nghị định số 38/2012/NĐ-CP)
Về cơ bản, hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu và công bố thực phẩm sản xuất trong nước tương đối giống nhau, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ để đảm bảo xây dựng hồ sơ công bố đúng theo quy định của pháp luật.
Công bố chất lượng thực phẩm là thủ tục bắt buộc mà doanh nghiệp phải thực hiện, bất kể là thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước

I. Cơ sở pháp lý

Để xây dựng hồ sơ công bố thực phẩm cho thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước đều căn cứ vào :
- Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
Nghị định 38/2012/NĐ-CP – quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
Thông tư 19/2012/TT-BYT – hướng dẫn việc Công bố hợp quy và Công bố phù hợp quy 

II. Hồ sơ xây dựng chung cho thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng) bao gồm:

- Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm(đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn  HACCP hoặc  ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
- Đối với thực phẩm sản xuất trong nước, cần bổ sung thêm: Kế hoạch kiểm soát chất lượng

III. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm

- Đối với thực phẩm thường nhập khẩu,  dụng cụvật liệu bao góichứa đựng thực phẩm, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố tại Bộ Y Tế (Cục An toàn thực phẩm).
- Đối với thực phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng phụ gia thực phẩm,chất hỗ trợ chế biến thực phẩm), dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, doanh nghiệp nộp hồ sơ công bố tại Sở Y Tế (Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc Công bố chất lượng thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu, ATV MEDIA đã tối ưu quy trình và hồ sơ để đơn giản hóa đến mức tối đa những thủ tục cho khách hàng.

IV. Quy trình thực hiện công bố chất lượng thực phẩm tại ATV MEDIA:

- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) Hoặc sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm (tối ưu chi phí và thơi gian xét nghiệm) , gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
- Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố để không chỉ ra giấy phép Công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi Cục VSATTP và Cục An toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.

V. Khách hàng chỉ cần cung cấp:

- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm (TP sản xuất trong nước)
- Nhãn sản phẩm và ảnh chụp nhãn sản phẩm.
- Chữ ký số của doanh nghiệp (thực phẩm nhập khẩu)

VI. Thời gian hoàn thành:

20 đến 25 ngày (nhiều trường hợp có thể sớm hơn)
Nếu doanh nghiệp đang gặp trở ngại trong việc Công bố thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước, xin đừng ngần ngại hãy nhấc máy và gọi ngay tới hotline
ATV Media
 

Bình luận