Nghị định 38/2012/NĐ-CP nêu rõ : Những loại bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nếu đã có Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì bắt buộc phải công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Tuy nhiên trên thực tế, để xây dựng chỉ tiêu
kiểm nghiệm sản phẩm phù hợp và soạn hồ sơ
công bố hợp quy đúng và đủ theo quy định của pháp luật thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được.
Bao bì
chứa đựng thực phẩm, nếu đã có quy chuẩn kỹ thuật thì phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường
* Nhằm kiểm soát, quản lý chất lượng các loại bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 34/2011/TT-BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bao gồm các loại sau:
1. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su– QCVN 12-2:2011/BYT
2. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp– QCVN 12-1:2011/BYT
3. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại– QCVN 12-3:2011/BYT
* Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy.
2. Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
thực phẩm nhập khẩu thì doanh nghiệp đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế).
Với đội ngũ nhân viên là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực thực phẩm, chúng tôi nắm rõ và luôn cập nhật những quy định mới nhất về công bố hợp quy đúng theo Thông tư, Nghị định của Nhà nước để tự tin trong vai trò là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, được nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước tin tưởng và hợp tác.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:
II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:
- Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định
ATTP.
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
-
Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng- Bổ sung thêm nếu là bao bì, dụng cụ sản xuất trong nước
- Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
III. DOANH NGHIỆP CẦN CUNG CẤP:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh
- Nhãn và mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm (ATV MEDIA kiểm nghiệm giúp khách hàng để tối ưu chi phí và thời gian kiểm nghiệm)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
IV. CƠ QUAN QUẢN LÝ:
- Cục An toàn thực phẩm (sản phẩm nhập khẩu)
- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sản phẩm sản xuất trong nước)
* Lưu ý : Đối với những sản phẩm sản xuất trong nước chưa có Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì phải nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm.
Đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, trong việc tư vấn, hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp Công bố bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, Chúng tôi đã xây dựng qui trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí cho Quý doanh nghiệp