Thủ tục công bố chất lượng thực phẩm năm 2017

29/11/2017    4.43/5 trong 12 lượt 
Thủ tục công bố chất lượng thực phẩm năm 2017
Gần 10 năm, chúng tôi đã hỗ trợ thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho hơn 2000 đơn vị, công ty tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Dịch vụ của chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí, hỗ trợ giúp bạn có giấy phép, giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm nhanh nhất.

I. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU:

+ Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh của và Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
+ Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ
+ Nhãn phụ sản phẩm (Artwork)
+ Công thức Sản Phẩm (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)
+ Phiếu kiểm định chất lượng (nước sở tại).
+ Chứng nhận chất lượng hàng hóa (nước sở tại).

II. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM TRONG NƯỚC:

+ Giấy đăng ký KD bản sao công chứng của công ty đứng ra công bố;
+ Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định đo lường tiêu chuẩn
+ 03 Mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiệm.
** Thông tin thêm về đối tượng và các tiêu chuẩn sản phẩm khác
Công bố chất lượng hàng hoá không những nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường.
Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm sẽ tương ứng là cơ quan quản lý nhà nước khác nhau tiếp nhận hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Căn cứ các qui định của pháp luật việc công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện ở các hình thức khác nhau:
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);
- Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
- Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường

III. KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM:

Hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để được tiến hành lưu thông trên thị trường cần thông qua các quy trình về kiểm nghiệm bắt buộc.Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm có sự khác nhau.

IV. CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG:

Việc thực hiện các thủ tục công bố tiêu chuẩn sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm là một cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp.

V. CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM:

- Chứng nhận sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế… (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm / hàng hoá họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quá trình đánh giá tổng thể bao gồm thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.
- Trong thời gian qua, vẫn còn khá nhiều Doanh nghiệp, thương nhân chưa nắm được Quy chế mới về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
- Dưới đây là những điều cơ bản nhất mà các Doanh nghiệp cần quan tâm khi thực hiện việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm theo Quy chế của Bộ Y tế.

1. Đối tượng áp dụng:

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (gọi chung là thương nhân).

2. Phân cấp quản lý công tác cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm:

Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn của các thực phẩm:
- Nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm nhập khẩu.
- Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế – Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nếu nước nhập khẩu yêu cầu.
Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn của các thương nhân có cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn.

3. Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:

- Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.
- Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm ( dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
- Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 05 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm và Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
ATV MEDIA